Sếp từ chối tăng lương cho bạn, đây là điều dường như không một ai mong muốn sẽ xuất hiện trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, nếu trường hợp này xảy ra trực tiếp với bạn, thì bạn cần chuẩn bị gì để đối phó với cấp trên và giúp bản thân không có những suy nghĩ tiêu cực?
Cùng chúng tôi tìm hiểu những lý do vì sao, sếp từ chối tăng lương cho bạn trong thời gian gần đây. Thông qua đó, bạn có thể chuẩn bị cho bản thân cách để ứng xử phù hợp trong những hoàn cảnh công việc không mong muốn? Nội dung chi tiết sẽ được chúng tôi trình bày qua bài viết sau đây.
Lý do sếp từ chối tăng lương cho bạn?
Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất để sếp từ chối tăng lương cho bạn:
Bạn yêu cầu tăng lương không đúng thời điểm
Có thể vì tình hình dịch bệnh Covid 19 vừa mới trôi qua, nhiều công ty vẫn đang trong quá trình hồi phục và tập trung phát triển những dòng sản phẩm mới. Chính vì vậy, nếu bạn đề xuất tăng lương trong giai đoạn này, cơ hội được chấp nhận sẽ rất thấp. Nguồn doanh thu không ổn định, nền kinh tế còn phải chịu nhiều thiệt hại và sự cạnh tranh của những đối thủ khác trên thị trường khiến công ty phải đầu tư đẩy mạnh các hoạt động sản xuất. Cho nên, nếu đưa ra đề xuất tăng lương thời điểm này không hoàn toàn tốt.
Để yêu cầu tăng lương được xét duyệt đúng thời điểm, bạn nên thực hiện điều đó sau 6 tháng làm việc. Đây là lúc bạn đã được hưởng những quyền lợi chung nhất của công ty. Ngoài ra, bạn cũng có thể đưa ra yêu cầu này khi công ty có hiệu quả hoạt động tốt, nguồn doanh thu ổn định trong suốt thời gian dài và bạn có nhiều đóng góp cho các chiến dịch diễn ra thành công.
Công ty chưa thật sự đủ ngân sách để tăng lương cho nhân viên
Đôi khi việc sếp từ chối tăng lương hoàn toàn không nằm ở phía bạn, mà nó nằm ở công ty. Đó có thể là vì công ty không còn đủ ngân sách để tăng lương cho bạn trong thời điểm này. Tình hình tài chính không cho phép thường là lý do phổ biến nhất từ trước đến nay, mà các công ty đưa ra lời từ chối cho nhân viên nhiều nhất.
Hiệu suất làm việc của bạn chưa thật sự tốt
Năng lực của bạn chưa được khai thác hết mức và hiệu suất làm việc của bạn chỉ dừng lại ở mức trung bình mà thôi. Với nhiều công ty hiện nay, để xét duyệt tăng lương cho nhân viên bạn cần phải vượt lên những yêu cầu cơ bản và đạt được kết quả làm việc cao hơn so với ngưỡng mức thông thường.
Nếu như hiệu suất làm việc của bạn tốt, chất lượng sản phẩm làm ra tốt nhưng vẫn không được tăng lương, thì vấn đề còn lại nằm ở người quản lý của bạn. Cho nên hãy cân nhắc vấn đề này và sắp xếp một buổi nói chuyện hợp lý với cấp trên để nhận được câu trả lời thỏa đáng nhất.
Sếp chưa thấy được thành tích của bạn
Một vấn đề nữa, sẽ ảnh hưởng đến việc sếp từ chối tăng lương cho bạn, đó chính là vì sếp không thấy được thành tích của bạn.Vì vậy, bạn nên cung cấp thêm những bằng chứng cụ thể, để cấp trên nhận thấy được lý do vì sao bạn xứng đáng được tăng lương khi đã có những cố gắng nỗ lực cống hiện cho công việc nhiều đến thế. Tuy nhiên, để thực hiện điều này bạn nên thể hiện nó ở mức vừa đủ, tránh bị nghĩ nhầm là khoe khoang và phô trương thành tích.
Mong muốn được tăng lương vì lý do mang tính cá nhân
Khi mong muốn tăng lương của bạn xuất phát từ lý do cá nhân và nó không gắn liền với lợi ích công ty, thì điều đó được coi là đề xuất tăng lương không đúng mục đích. Nếu bạn yêu cầu tăng lương vì lý do chuyên môn, quản lý hoàn toàn có thể thông cảm và cân nhắc. Nhưng ngược lại, đề xuất đó không hợp lý thì cấp trên hoàn toàn có thể từ chối yêu cầu tăng lương của bạn ngay lập tức.
Làm thế nào nếu sếp từ chối tăng lương cho bạn?
Không nên giữ suy nghĩ tiêu cực
Nếu việc bạn đề xuất tăng lương với sếp bị từ chối, điều đó không đồng nghĩa với việc bạn bị thất thoát quá nhiều. Bạn vẫn còn nguồn lương cơ bản mỗi tháng để duy trì cuộc sống và công việc. Chính vì vậy, bạn nên tập trung vào công việc để khẳng định giá trị bản thân và thể hiện năng lực làm việc xuất sắc hơn để cấp trên có cách nhìn nhận khách quan hơn khi chấp nhận tăng lương cho bạn trong thời gian tới.
Không nên bỏ việc
Cảm giác bực bội và tức giận khi đề xuất tăng lương với cấp trên bị gạt bỏ nhanh chóng, đó đều là cảm giác chung của tất cả mọi người. Cho nên, bạn phải thật tỉnh táo và không để cho bản thân rơi vào trường hợp quá tiêu cực dẫn đến nghỉ việc. Trừ trường hợp bạn đã có được một công việc mới, bạn có thể xin nghỉ việc với lý do không được tăng lương như mong muốn. Sau đó, chuyển sang một môi trường làm việc mới tốt hơn.
Đừng bàn tán tiêu cực với đồng nghiệp
Hãy lập tức ngừng đi những cuộc nói chuyện về vấn đề tăng lương với những đồng nghiệp bằng thái độ xem thường cấp trên. Những lời nói không tốt có thể gây ra nhiều tai tiếng xấu, nó sẽ ảnh hưởng đến công việc của bạn. Điều này càng khiến bạn dễ bị cấp trên đánh giá tiêu cực nhiều hơn.
Hy vọng từ những kinh nghiệm đúc kết mà chúng tôi mang đến trong bài viết này, bạn đã biết được những nguyên nhân nào dẫn đến việc sếp từ chối tăng lương cho bạn. Từ đó, có những sự thay đổi trong công việc để không dẫn đến việc bị đánh giá thấp năng lực trong tương lai.