Nói dối khi ứng tuyển liệu có bị phát hiện hay không?

Nói dối khi ứng tuyển liệu có phải là một lựa chọn tốt để giúp ứng viên nhanh chóng được trúng tuyển hay không? Cùng chúng tôi tìm hiểu sự thật về vấn nạn nói dối khi ứng tuyển công việc tại nhiều doanh nghiệp hiện nay? 

Việc chém gió hay thổi phồng về thành tích, kỹ năng của bản thân trong quá trình ứng tuyển công việc là điều rất dễ thấy trong thời điểm hiện nay. Nhưng liệu sự việc này có bị vạch trần hay không? Đừng quá xem thường nhà tuyển dụng, nếu bạn đang có ý định sẽ nói dối khi ứng tuyển thì đây là bài viết dành riêng cho bạn? 

Nói dối khi ứng tuyển là một việc khá phổ biến 

Vì sao chúng tôi lại cho rằng, nói dối khi ứng tuyển là hành động phổ biến trong thời điểm hiện nay. Bởi vì, trong nền kinh tế phát triển và doanh nghiệp thì luôn có nhu cầu tuyển dụng rất lớn. Một cuộc khảo sát mới đây nhất cho thấy trên 629 nhà tuyển dụng cho thấy, cứ 5 ứng viên thì trong đó có 4 người nhìn thấy ứng viên không thành thật. 

Ấn tượng ban đầu và trong thời điểm phỏng vấn, sẽ là yếu tố để nhà tuyển dụng thăm dò mức đọ thành thật của ứng viên. Vì vậy, nếu ứng viên thể hiện kinh nghiệm và kỹ năng làm việc của mình không chính xác như trên CV đăng tải. Thực tế và CV hoàn toàn khác biệt, nó dẫn đến việc nhà tuyển dụng gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình phỏng vấn. 

Bởi vì khi họ không nhận thấy sự trung thực của ứng viên, thì khả năng ứng viên ứng tuyển thành công là điều không thể. Cho nên, điều đó khiến nhà tuyển dụng phải mất một khoảng thời gian để chọn lọc hồ sơ và phỏng vấn ứng viên mới. 

Ứng viên thường nói dối khi ứng tuyển nhiều nhất về điều gì? 

Những lời nói dối nhiều nhất, thường về bằng cấp, tình trạng pháp luật, giấy chứng nhận, giấy phép hành nghề và kinh nghiệm làm việc. Một số ứng viên nói dối và kỹ năng, nhưng điều đó rất dễ bị phát hiện khi ứng viên trải qua vòng phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng. 

Trực thực tế, thì các công ty hoàn toàn có cách để kiểm tra lý lịch và lịch sử công việc của ứng viên dù bất kỳ ngành nghề nào. Thậm chí, ngay cả khi bạn không bị phát hiện nói dối khi ứng tuyển đi chăng nữa, thì việc này cũng sớm bị bại lộ trong quá trình làm việc thực tế mà thôi. 

Nói dối khi ứng tuyển, liệu có nên hay không? 

Việc bạn nói dối với nhà tuyển dụng trong CV hay ngay cả lúc phỏng vấn, nhằm mục đích gây sự chú ý thì đó cũng không phải là điều hay ho. Nếu như bạn là một ứng viên có nhiều năm kinh nghiệm và đáp ứng đầy đủ nhưng tiêu chí của nhà tuyển dụng, nhưng bạn lại thiếu đi may mắn thì bạn làm cách này để thu hút sự chú ý của họ cũng không phải là một phương án tốt. 

Tệ hơn, nhà tuyển dụng sẽ có ấn tượng xấu về bạn mặc dù biết rằng năng lực thực tế của bạn có thể vượt ngoài sự mong đợi của họ. Cho nên, chúng tôi hy vọng rằng bạn hãy cân nhắc tất cả những nhắc nhở trên và lựa chọn cho bản thân một điểm dừng phù hợp trước những lời chém gió để khẳng định năng lực của bản thân. 

Thái độ quan trọng hơn trình độ rất nhiều, việc bạn nói dối khi ứng tuyển có thể mang lại kết quả phỏng vấn tốt. Nó giúp bạn nhanh chóng có được việc làm như mong muốn, thế nhưng dù bạn năng lực của bạn có thật sự nổi bật nhưng nếu nhà tuyển dụng phát hiện bạn đã từng có hành vi gian lận thì bạn sẽ bị gắn mắc là kẻ thiếu trung thực trong suốt quá trình làm việc. 

Vì sao nhà tuyển dụng có thể phát hiện bạn nói dối? 

Trong thời buổi công nghệ như hiện nay, khả năng phát hiện ứng viên nói dối là vô cùng dễ dàng. Bằng cách sử dụng công nghệ tìm kiếm trên Internet và kiểm tra lý lịch giá rẻ, nhà tuyển dụng trong phút chốc có thể tìm kiếm được chân dung của sự thật. 

Nhà tuyển dụng cũng ngày càng chuyên nghiệp hơn, họ biết cách sàng lọc cho mình những ứng viên có năng lực thật sự. Đa số những ứng viên có hành vi gian dối đều được phát hiện thông qua cách hỏi đáp với nhà tuyển dụng.

Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cũng có rất nhiều cách để bóc trần tính cách, kỹ năng yếu kém của bạn bằng chính kinh nghiệm làm việc lâu năm mà họ tích lũy. Chưa kể với những công ty có quy mô hoạt động lớn và có nhiều nhân viên hoạt động lĩnh vực nhân sự, thì chắc chắn họ sẽ có cách để tìm kiếm và xác thực thông tin của ứng viên chuẩn xác hơn những nhà tuyển dụng thông thường. Bạn không thể qua mắt được những đơn vị tuyển dụng chuyên nghiệp bằng bất kỳ hình thức nào?

Và cái giá phải trả cho việc nói dối khi ứng tuyển, chính là bạn có thể bị sa thải hoặc đưa vào danh sách cảnh báo ứng viên cho tất cả các doanh nghiệp loại trừ hồ sơ ứng tuyển. Cho nên, lời khuyên cho bạn là hãy thành thật, tự tin thể hiện bản thân và cá tính để chinh phục nhà tuyển dụng bạn nhé! 

Bài viết được đề xuất